Nguyên nhân gây bệnh giang mai là một trong những khuyến cáo mà các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm luôn nhắc nhở mọi người quan tâm, chú ý với mục đích phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều rất chủ quan với những thông tin này và chỉ khi mắc bệnh, mới hoảng hốt không biết vì sao mình bị mắc bệnh giang mai. Từ đó dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc với sức khỏe, khả năng sinh sản. Chính vì vậy, các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm sẽ chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân gây bệnh giang mai để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Nguyên nhân gây bệnh giang mai thường gặp
Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm, không chỉ có gây ra nhiều tác động xấu đối với sức khỏe, khả năng sinh sản của bệnh nhân, mà còn trực tiếp đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Các chuyên gia cũng đánh giá: Mức độ nguy hiểm của bệnh giang mai chỉ đứng sau đại dịch HIV/ AIDS. Hơn nữa, việc điều trị bệnh giang mai rất khó khăn. Thậm chí có người phải chung sống với bệnh suốt đời.
Thủ phạm gây ra bệnh giang mai được xác định là xoắn khuẩn có tên: Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này không chỉ được tìm thấy tại bộ phận sinh dục, mà còn phát triển tại máu và hầu hết các cơ quan trong cơ thể của bệnh nhân, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
—-> Triệu chứng bệnh giang mai ở nam
Một số nguyên nhân gây bệnh giang mai thường gặp như sau:
Quan hệ tình dục không lành mạnh
Quan hệ tình dục với quá nhiều người, hoặc với những đối tượng có đời sống tình dục không lành mạnh, nhưng không có biện pháp tự bảo vệ an toàn cho bản thân, chính là con đường ngắn và phổ biến nhất dẫn tới bệnh giang mai.
Vì trong quá trình quan hệ, bạn có thể bị trầy xước hoặc tổn thương rất nhỏ tại cơ quan sinh dục. Điều này khó có thể nhận biết được khi bạn đang có những khoái cảm tình dục. Thông qua những vết xước này, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập và gây bệnh giang mai.
Qua vật dụng chung gian
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy: Xoắn khuẩn giang mai khi ra khỏi cơ thể bệnh nhân có thể chết trong môi trường xà phòng, hóa chất trong vài phút. Tuy nhiên, ở môi trường ẩm ướt, chúng có thể tồn tại trong thời gian khá dài và đủ để lây truyền sang người tiếp xúc sau.
Một số vật dụng chung gian dễ trở thành nguồn lây bệnh giang mai như: Khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bồn cầu….
Chính vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên thận trọng với những vật dụng cá nhân và không nên sử dụng chung với những người khác.
Xem thêm:
—> Bệnh giang mai có nguy hiểm không?
Qua đường máu
Vì xoắn khuẩn giang mai tồn tại được trong máu của bệnh nhân, nên thông qua con đường truyền máu hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm, bạn có thể bị lây nhiễm bệnh giang mai.
Đặc biệt, những người nghiện ma túy là đối tượng dễ bị mắc bệnh giang mai thông qua con đường truyền máu, do thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện.
Qua vết thương hở
Sự tiếp xúc qua lại thân cận của những vết thương hở giữa người mắc bệnh giang mai với người khác chính là một trong những con đường lây bệnh giang mai ít ai ngờ tới.
Vì những vết thương của người mắc bệnh giang mai có thể chứa nhiều xoắn khuẩn gây bệnh. Nếu bạn vô tình tiếp xúc và chạm vào vết thương của mình, hoặc chạm vào những vùng có niêm mạc mỏng như: Miệng, mắt, bộ phận sinh dục, bạn có thể bị nhiễm bệnh.
Từ mẹ sang con
Từ tháng thứ 4 trở đi, quá trình trao đổi chất của mẹ và bé trong bụng tăng lên mạnh mẽ. Xoắn khuẩn giang mai cũng thông qua đường máu và nhau thai, xâm nhập và gây bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ.
Ngoài ra, thông qua sinh thường, xoắn khuẩn giang mai tại cổ tử cung, âm đạo cũng lây nhiễm sang con.
Trên đây là tư vấn của các chuyên gia phòng khám đa khoa Thiên Tâm về nguyên nhân gây bệnh giang mai thường gặp. Những chia sẻ trên của chúng tôi, hi vọng sẽ giúp bạn nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh giang mai có những biện pháp phòng tránh phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy nói chuyện với chúng tôi theo số điện thoại: 01666.06.55.66 để được tư vấn bởi các chuyên gia.