Bệnh giang mai là gì, cần làm gì khi bị giang mai?

Xã hội càng phát triển các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục càng phát triển phức tạp hơn, lượng người lây nhiễm cũng cao hơn. Bệnh giang mai thực tế đã có thuốc đặc trị nhưng biến chứng của bệnh tới sức khỏe con người vẫn là rất nguy hiểm. Vậy Bệnh giang mai là gì, cần làm gì khi bị giang mai ?

Bệnh giang mai là gì, cần làm gì khi bị giang mai?

Bệnh giang mai là gì, cần làm gì khi bị giang mai?

Bệnh giang mai là gì và nó lây lan thế nào ?

Giang mai là một Bệnh xã hội có tốc lộ lây lan cao nhất và có sức tàn phá sức khỏe người bệnh thuộc hàng nguy hiểm nhất. Bệnh giang mai được phát hiện từ rất lâu rồi, trên các ca lâm sàng xét nghiệm huyết thanh đều cho thấy sự có mặt của loại xoắn khuẩn màu nhạt Treponema pallidum. Các bác sĩ cũng đã chứng minh được xoắn khuẩn Treponema pallidum chính là tác nhân gây ra bệnh giang mai.

Xoắn khuẩn xâm nhập trực tiếp qua da (nơi trầy xước) và đi vào hạch, máu, cơ, xương, khớp, nội tạng, não bộ. Giai đoạn phát triển của bệnh gồm 4 giai đoạn (3 giai đoạn chính thức và 1 giai đoạn không chính thức).

– Giai đoạn 1: săng giang mai như một vết tròn hay hình bầu dục đỏ, nhẵn, có bờ cứng và nông. Vết săng không ngứa, không đau và hình thành ở cơ quan sinh dục nam, nữ. Sau 4-6 tuần săng giang mai tự hết.

– Giai đoạn 2: triệu chứng chủ yếu là phát ban hồng như cánh đào toàn thân, tuy nhiên nó không ngứa. Hạch cũng nổi nhiều toàn thân trong giai đoạn này.

– Giai đoạn tiềm ẩn: ban đào biến mất, không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh nên giai đoạn này nhiều người nghĩ rằng giang mai đã khỏi.

– Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối của bệnh, xoắn khuẩn ăn sâu vào máu và làm tổn thương toàn bộ các cơ quan trên cơ thể. Giai đoạn cuối người bệnh thường bị giang mai thần kinh, tim mạch, củ, gôm giang mai. Đi lại khó khăn, thậm chí là bại liệt, gặp các vấn đề về thần kinh, tim mạch là rất phổ biến ở bệnh nhân.

Bệnh giang mai là một Bệnh xã hội lây truyền trực tiếp qua đường tình dục nhưng khi có tiếp xúc với các vết trầy loét trên da bệnh nhân đặc biệt là khi giang mai ở giai đoạn 2 và giai đoạn tiềm ẩn thì xoắn khuẩn vẫn có thể lây nhiễm dễ dàng. Ngoài ra xoắn khuẩn cũng lây truyền được từ mẹ sang con, lây truyền qua con đường gián tiếp như dùng chung đồ lót, khăn tắm…

Tôi cần làm gì khi bị giang mai ?

Chắc hẳn khi đã có kết quả xét nghiệm bị mắc bệnh giang mai người bệnh sẽ vô cùng lo lắng và không biết cần làm gì khi bị giang mai.

Sau đây các bác sĩ Phong kham da khoa Thien Tam sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn:

– Cần thiết phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hay các bệnh xã hội để bác sĩ chẩn đoán được tình trạng và đưa ra phương pháp và liệu trình điều trị phù hợp. Nếu kịp thời phát hiện được bệnh giang mai giai đoạn đầu thì sẽ hạn chế được biến chứng và thời gian điều trị cũng như chi phí điều trị sẽ thấp hơn rất nhiều.

– Thời gian điều trị cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều, đúng thuốc theo toa.

– Ngay khi nghi ngờ mình mắc giang mai tốt nhất bệnh nhân nên đưa cả bạn tình đến khám cùng vì bệnh lây qua đường tình dục nên việc lây nhiễm là rất cao.

– Tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, những người đã mắc giang mai 2 năm trở lên thì nên kiêng tình dục. Những người chưa cưới tốt nhất để điều trị khỏi hoàn toàn rồi mới cưới.

– Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể là việc làm rất cần trong thời gian mắc bệnh. Xoắn khuẩn có thể làm cơ thể bạn bị suy nhược và nên ăn nhiều để tăng sức đề kháng bạn nhé!

– Sau khi đã điều trị xong, các bác sĩ cũng khuyên nên quan hệ tình dục sau đó 3 tháng để yên tâm bệnh đã được đẩy lùi hoàn toàn.

Xem thêm:

—> Bệnh sùi mào gà ở nữ và những điều cần biết

—> Nạo Hút Thai an toàn là gì?

 

Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về Bệnh giang mai là gì, cần làm gì khi bị giang mai. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề trên hãy liên hệ số điện thoại 01666 06 55 66 để được các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thiên Tâm tư vấn miễn phí.

Share this post:

Bài viết liên quan

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.