Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh

Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm mà nhiều trẻ gặp phải, nhất là những trẻ có mẹ là người mắc bệnh lậu. Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh cần được phòng tránh và điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe của trẻ, điển hình là chứng viêm da, tưa lưỡi và mù mắt. Vậy, bệnh lậu ở trẻ sơ sinh là gì? Phòng tránh ra sao? Những thông tin đó sẽ được giải đáp ngay sau đây!

Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh

Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng trẻ em khi mới sinh ra đã mắc bệnh lậu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do lậu cầu khuẩn ký sinh tại bộ phận sinh dục của người mẹ như: cổ tử cung, âm đạo, lây nhiễm qua thai nhi thông qua con đường sinh thường. Ngoài ra, những động tác tiếp xúc gần gũi của người mắc bệnh lậu đối với trẻ như: hôn trẻ, tắm chung, sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm…. Cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị lây nhiễm bệnh lậu từ người khác.

Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh cực kỳ nguy hiểm. Vì trẻ có sức đề kháng yếu, nên lậu cầu khuẩn dễ phát triển và gây ra nhiều biến chứng khác nhau.

Biểu hiện thường thấy nhất của trẻ sơ sinh bị mắc bệnh lậu là hai mắt sưng to, nhắm nghiền và không thể mở ra được, thường xuyên chảy dịch mủ, có nhiều dử mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc…

Xem thêm:

>> Hình ảnh bệnh lậu

>> Bệnh lậu ở nam giới

>> Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Phòng tránh bệnh lậu ở trẻ sơ sinh

Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh cần phải được phòng tránh. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sức khỏe của trẻ, hạnh phúc của một gia đình, mà còn có ý nghĩa đối với chất lượng cuộc sống của thế hệ tương lai nói chung. Tuy nhiên, phòng tránh bệnh lậu ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Cũng theo các chuyên gia, phòng tránh bệnh lậu ở trẻ sơ sinh cần phải được thực hiện nghiêm ngặt, không chỉ từ khi phụ nữ mang thai, mà cho tới khi trẻ đã được sinh ra, vẫn cần được chăm sóc phù hợp.

Phòng tránh bệnh lậu ở trẻ sơ sinh trong quá trình mang thai

– Trước khi có ý định sinh con, hai vợ chồng bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để khám sức khỏe tổng quan và sàng lọc các nguy cơ mắc bệnh xã hội, hoặc các bệnh lý khác nhau có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc bà bầu khi mang thai, sinh nở.

– Nữ giới mắc bệnh lậu không nên có thai. Nếu có ý định mang thai, các chị em nên điều trị dứt điểm bệnh lậu mới thực hiện kế hoạch sinh sản của mình.

– Nếu nữ giới có thai mà bị mắc bệnh lậu, các chị em nên tới ngay các phòng khám bệnh xã hội để được điều trị theo các phương pháp phù hợp nhất cho phụ nữ mang thai và lựa chọn giải pháp sinh mổ để phòng tránh lây nhiễm sang trẻ.

– Nữ giới mang thai nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm sớm phát hiện các bất thường của cơ thể, nhất là các triệu chứng của bệnh lậu để điều trị.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ cũng là giải pháp giúp các mẹ khắc chế một phần nguy cơ mắc bệnh lậu của mình.

– Thực hiện quan hệ tình dục an toàn. Không chỉ người mẹ, người cha cũng cần phải chung thủy với người vợ để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu nói riêng và các bệnh xã hội khác nhau nói chung.

– Nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào khác, hoặc nghi ngờ các triệu chứng bệnh lậu, phụ nữ mang thai nên tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Phòng tránh bệnh lậu ở trẻ sơ sinh sau khi trẻ được sinh ra

– Nếu phát hiện ở trẻ có bất kỳ vấn đề bất thường nào, các mẹ nên tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

– Hạn chế cho trẻ có những tiếp xúc quá thân mật với người khác, nhất là những người mà bạn chưa nắm rõ về đời sống sức khỏe của họ.

– Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không để trẻ sử dụng các loại vật dụng cá nhân với những người khác như: khăn mặt, khăn tắm…

Trên đây, viemcotucung.net đã chia sẻ những thông tin về bệnh lậu ở trẻ sơ sinh là gì? Phòng tránh ra sao? Với những chia sẻ trên, hi vọng các bậc phụ huynh sẽ có những thông tin cần thiết và có các biện pháp phòng tránh bệnh lậu cho con mình.

Share this post:

Bài viết liên quan

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.